Tóm tắt báo cáo
Thái Bình là một tỉnh có tiềm năng phát triển một nền kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp – du lịch, đặc biệt khu rừng ngập mặn ven biển có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tích hợp tư liệu viễn thám đa thời gian và GIS để đánh giá biến động rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình, giúp các nhà quản lý đưa ra được các hoạch định, chính sách trong quản lý rừng ngập mặn và quản lý đới bờ tỉnh Thái Bình. Kết quả cho thấy việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat để xây dựng bản đồ biến động rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình có độ chính xác khá cao (đạt 85% so với thực tế).
Kết quả thu nhận diện tích rừng ngập mặn biến động rất mạnh, tăng gần gấp 3 lần từ năm 1989 đến năm 2017, nhất là ở huyện Thái Thụy, đã tạo được dải dài rừng ngập mặn theo triền đê, bảo vệ vững chắc đê biển, ngăn bão lũ, triều cường và là nơi cư trú gần 200 loài động vật. Nhờ hệ sinh thái đa dạng đã tạo được môi trường sống trong lành và mang lại lợi ích cao về kinh tế cho người dân nơi đây.
Toàn văn báo cáo